Vòng đời sinh sản của mối:
Vào đầu mùa mưa (khoảng tháng 5, tháng 6 hằng năm) là thời gian mối sinh sản. Mối cánh dài bay ra khỏi tổ, rụng cánh và bò tìm mối cái giao phối. Mối cái sau khi giao phối, gặp điều kiện thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Đây là cách lập đàn để duy trì và phát triển nòi giống của loài mối. Mối vua (mối đực) chuyên giao phối, mối hậu (mối cái) chuyên đẻ trứng; là 2 cá thể quan trọng sinh sôi đàn mối cho tổ mới. Sau khi làm tổ 10 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng sau ấu trùng ra đời. Thời gian sinh trưởng của ấu trùng khoảng hai tháng, qua nhiều lần lột xác lớn lên thành mối thợ hoặc mối lính.
Tổ chức đàn mối:
Mối chúa (mối hậu): Đầu nhỏ, bụng to (có thể dài từ 12–15 cm). Bộ phận sinh dục phát triển. Mối hậu có thể sống 10 năm; mỗi ngày có thể đẻ ra 8000-10000 trứng.
Mối thợ: Cơ thể nhỏ, các chi phát triển. Là thành phần chủ yếu của đàn mối, chiếm tới 70-80% số lượng, gánh vác mọi công việc như kiếm ăn, xây tổ, làm đường, chuyển trứng, hút nước, nuôi nấng mối non...
Mối thợ dùng đồ ăn và bùn, qua gia công kỹ lưỡng cho dính vào nhau để xây tổ. Có tổ chính và tổ phụ, là nơi chủ yếu để đàn mối sinh hoạt tập thể và sinh sống. Ở châu Phi, có loài mối xây tổ trên mặt đất thành gò mối cao đến 10 m và rất chắc chắn, tựa như pháo đài, thành lũy vậy.
Mối lính:
Mối lính phân hóa từ mối thợ, có số lượng không nhiều, chủ yếu canh gác và tấn công. Cặp hàm trên của mối lính rất phát triển (là vũ khí lợi hại của chúng), có con còn có tuyến hàm tiết ra dịch nhũ trắng, khi đánh nhau có thể phun chất dịch làm mê đối phương.Giác quan hai bên miệng của mối lính rất đặc biệt, mất khả năng lấy mồi, khi cần thì mối thợ phải cho mối lính ăn.
Tập quán loài mối
Mối thường ăn gỗ, chủ yếu là cần tiêu thụ chất xenlulozơ. Mối thợ có giác quan hai bên miệng kiểu nhai đặc biệt, vòm họng rất chắc. Hệ tiêu hóa của mối có các ký sinh trùng giúp tiết ra dung môi có thể phân giải chất xenlulozơ gỗ khó tiêu hoá thành chất đường cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cho mối.
Sức gây hại của mối
Mối là côn trùng có hại đối với các công trình xây dựng, thậm chí nhiều vật dụng quan trọng của con người. Sức ăn của đàn mối có thể phá hoại nhà cửa, đê điều, hồ chứa nước, thuyền bè, cầu cống..., thậm chí tiêu hủy nhiều tài liệu thư viện quý giá...
Do cuộc sống bầy đàn với số lượng thành viên cực lớn, để chống lại tác hại của mối, không thể chỉ nhắm vào từng cá nhân đơn lẻ. Vì vậy việc diệt trừ mối cả đàn, tận dụng thói quen sinh hoạt của chúng để tiêu diệt tận mối chúa trong tổ mới là giải pháp hữu hiệu trong việc phòng trị mối.
Loài mối "gỗ khô" có thể phát hiện tổ một cách đơn giản, thông qua đặc điểm sinh sống đục gỗ thành các khe zigzag, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú. Do tổ mối loài này hình thành từ những hạt phân đùn ra ngoài như hạt cát nên chúng còn gọi là mối "đống cát". Diệt loại này chỉ cần dùng thuốc đặc trị mối tiêm trực tiếp vào tổ.
Các loài mối khác trong công trình trong đó có loài mối nhà (copt-formosanus), tổ phần lớn nằm dưới nền nhà hoặc trong ruột panen, tổ phụ có thể xuất hiện ở góc tường, trên trần nhà v.v… Đây là loài gây thiệt hại lớn đến tài sản, đe dọa cuộc sống con người.
Cách diệt mối cả đàn
Dựa theo đặc điểm và phân công chức năng của từng loại mối, thì chỉ có mối thợ là đóng vai trò chính trong việc tìm thức ăn bên ngoài. Dựa vào đặc điểm này, Termize 200SC với hoạt chất Imidacloprid lây nhiễm độc cho mối thợ và không làm chết ngay. Mối thợ sau khi lây nhiễm thuốc sẽ quay về tổ, đút ăn và cọ xát, lây nhiễm thứ cấp chất độc cho các loại mối khác trong tổ, kể cả mối chúa và mối vua. Vì vậy cơ chế diệt mối cả đàn domino được phát huy hiệu quả.
Ngoài tác dụng trực tiếp diệt mối, Termize 200SC còn làm cho mối bị suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho các loai ký sinh trùng trên cơ thể mối (vốn có vai trò cộng sinh giúp mối tiêu hóa thức ăn gỗ thành cellulose) trở thành tác nhân nguy hiểm, phát triển mạnh và tiêu diệt con mối.