1. Chuẩn bị giống
Phải chọn những hạt giống tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng. Một số giống dưa lưới được trồng phổ biến nhất hiện nay gồm dưa lưới Taki, Inthalon, Ichiba, AB, Takeda, Bảo Khuê, Sweet 695…
2. Kỹ thuật ươm và chăm sóc cây con
Cần ngâm ủ hạt giống trước khi gieo, ngâm hạt với nước ấm (3 sôi 2 lạnh) khoảng 4-6 tiếng, sau đó cho vào khay xốp ươm hạt rồi phủ lớp giá thể mỏng. Giá thể dùng để ươm hạt phải sử dụng những loại giá thể chuyên dùng cho ươm cây con và phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để nuôi cây con.
Để khay ươm ở chỗ râm mát và tưới nước giữ cho đủ ẩm. Sau khoảng 2 ngày cây bắt đầu nảy mầm, lúc này cần phải phun bổ sung thêm dinh dưỡng để giúp cây con phát triển khỏe mạnh.
14-15 ngày cây có được 2 lá lúc này cho cây ra bầu giá thể đã chuẩn bị sẵn.
3. Chuẩn bị giá thể trồng
Chậu trồng (túi giá thể) phải có lỗ thoát nước, từ 12-18 lỗ, kích thước 30 x 33 cm.
Giá thể sử dụng có thể dùng các loại giá thể trấu hun, mụn dừa, đá perlite (đá xốp Tân Châu)…. Các loại giá thể trồng được trộn với nhau tùy theo kinh nghiệm và tài chính. Nếu sử dụng xơ dừa – hãy chọn loại xơ dừa chuyên cho trồng dưa lưới. Qua quá trình thử nghiệm thực tế cho thấy hiện nay loại giá thể cho hiệu quả cao nhất là xơ dừa và đá perlite (đá xốp Tân Châu) với tỷ lệ 7:3 hoặc sử dụng 100% xơ dừa sạch.
4. Kỹ thuật đưa cây con ra chậu
Khi cây được 2-3 lá thật thì bắt đầu đem ra trồng, nhấc nhẹ cây con ra khỏi khay ươm tránh làm đứt rễ, khi trồng nhớ đôn cho chặt gốc và luôn giữ ẩm cho cây.
Mật độ trồng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất của cây dưa lưới. Mật độ trồng dưa lưới tại nhà thích hợp theo cách tính sau: Hàng cách hàng 1,2m tính từ tâm chậu (túi giá thể), cây cách cây 0,5m tính từ tâm chậu (túi giá thể).
Lưu ý: Trước khi trồng nên để cây con ngoài vườn 1-2 ngày để cây làm quen với điều kiện nhà trồng và nên trồng cây vào buổi chiều mát khi nắng đã tắt, khi trồng xong phải tưới nước ngày 2 -3 lần và tạo bóng râm để cây hồi sức.
5. Kỹ thuật chăm sóc dưa lưới đã ra chậu
Kỹ thuật chăm bón dinh dưỡng cho cây dưa lưới
Đây là khâu quan trọng nhất quyết định sản lượng và chất lượng dưa nhà bạn. Trong suốt chu kì sinh trưởng phải luôn cung cấp dinh dưỡng cho cây. Tưới nhỏ giọt là mô hình trồng dưa lưới cho hiệu quả cao, lượng tưới vừa phải, không gây xói mòn giá thể và rửa trôi, cũng như cây được hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.
Việc chọn nguồn dinh dưỡng cho cây dưa lưới cũng cần chú trọng, chọn lọc kỹ càng. Tùy vào từng giai đoạn của cây mà có những công thức dinh dưỡng khác nhau sao cho phù hợp. Giai đoạn đầu thì cần nhiều đạm để cây phát triển rễ thân lá, giai đoạn ra hoa cần nhiều lân và Bo, sắp thu hoạch thì cần nhiều Kali.
DINH DƯỠNG |
PART A | PART B | PHỐI HỢP A+B (1:1) |
Nts | 15% | 6% | 10,5% |
P2O5 hh | 2,5% | 1,25% | |
K2Ohh | 12% | 23% | 17,5% |
Ca | 14% | 7% | |
Mg | 4% | 2% | |
S | 6% | 3% | |
Fe | 3000 ppm | 1500 ppm | |
Mn | 2000 ppm | 1000 ppm | |
B | 500 ppm | 250 ppm | |
Cu | 200 ppm | 100 ppm | |
Zn | 200 ppm | 100 ppm | |
Mo | 50 ppm | 25 ppm |
Việc bón đạm cho dưa lưới trồng tại nhà cần đặc biệt chú ý. Các loại đạm thông thường như ure rất dễ dẫn đến tồn dư nitrat cao trong thành phẩm, gây nguy cơ nhiễm độc nitrit cho người dùng. Những chất vi lượng cần đảm bảo nghiêm ngặt về độ tinh khiết, ở dạng Chelate EDTA hòa tan hoàn toàn, cây dễ hấp thu và không gây tình trạng dư thừa kim loại nặng trong quả thu hoạch.
Hợp Trí Hydro Melon là dòng phân bón dinh dưỡng thủy canh được nghiên cứu riêng cho các giống dưa lưới, dưa lê và dưa hấu, với công thức tối ưu các nhóm chất đa – trung – vi lượng, thích hợp với mọi chu kỳ phát triển của cây dưa, đảm bảo các tiêu chuẩn sản xuất sạch đạt chuẩn Global Gap và VietGap.
|
Với mỗi chu kỳ sinh trưởng của cây, người trồng chỉ việc pha dinh dưỡng Hợp Trí Hydro Melon với các liều lượng khác nhau, cụ thể như bảng hướng dẫn bên dưới:
Bảng 1. EC (mS/cm), TDS (ppm) của dinh dưỡng HopTri Hydro Melon.
LOẠI PHÂN | LƯỢNG PHA 10 LÍT NƯỚC | pH | EC (mS/cm) |
TDS (ppm) |
HỢP TRÍ HYDRO MELON | 4g Part A + 4g Part B | 6.8 | 1.17 | 839 |
6g Part A + 6g Part B | 6.7 | 1.59 | 1161 | |
8g Part A + 8g Part B | 6.7 | 2.03 | 1498 | |
10g Part A + 10g Part B | 6.5 | 2.48 | 1845 | |
12g Part A + 12g Part B | 6.5 | 2.8 | # 2000 |
Bảng 2. Chế độ tưới và dinh dưỡng cho từng giai đoạn.
Giai đoạn | CT phân | Số ngày |
Tuổi cây (ngày) |
EC đầu vào |
pH | Lượng nước tưới tối đa |
Lượng nước thất thoát |
số lần tưới /ngày |
Lượng phân cho 1000 lít |
|
Part A (kg) |
Part B (kg) |
|||||||||
Trước trồng | GD1 | 3 | -3 | 1-1.5 | 6.0 - 6.5 | 20-40ml/lần | 0% | 3 | ||
Trồng cây | GD1 | 1 | 0 | 3.2-3.5 | 6.0 - 6.5 | 40ml/lần | 0% | 1 | 1 | 1 |
Hình thành rễ | GD1 | 5 | 5 | 3.2-3.5 | 6.0 - 6.5 | 40ml/lần | 0% | 1 | 1 | 1 |
Phát triễn rễ | GD1 | 5 | 10 | 3.0-3.2 | 6.0 - 6.5 | 50ml/lần | 10% | 2 | 1 | 1 |
Phát triễn thân lá | GD1 | 5 | 15 | 2.8-3.0 | 6.0 - 6.5 | 75ml/lần | 15% | 3 | 0.8 | 0.8 |
Phát triển thân lá | GD1 | 5 | 20 | 2.2-2.5 | 6.0 - 6.5 | 150ml/lần | 20% | 4 | 0.6 | 0.6 |
Dưỡng hoa | GD2 | 5 | 25 | 3.0-3.2 | 6.0 - 6.5 | 300ml/lần | 10% | 5 | 0.8 | 0.8 |
Thụ phấn | GD2 | 5 | 30 | 2.8-3.0 | 6.0 - 6.5 | 300ml/lần | 20% | 6 | 0.8 | 0.8 |
Chọn quả | GD2 | 5 | 35 | 2.5-2.8 | 6.0 - 6.5 | 400ml/lần | 20% | 6 | 0.8 | 0.8 |
Nuôi quả | GD2 | 25 | 60 | 2.2-2.5 | 6.0 - 6.5 | 600ml/lần | 20% | 6-8 | 0.8 | 0.8 |
Tạo ngọt | GD2 | 10 | 70 | 3.0-3.2 | 6.0 - 6.5 | 500ml/lần | 15%-20% | 6 | 1 | 1 |
Thu hoạch | GD3 | 5 | 75 | 3.0-3.2 | 6.0 - 6.5 | 500ml/lần | 10-15% | 6 | 0.8 | 0.8 |
9.4 |
9.4 |
Kỹ thuật tạo giàn và tỉa chồi dưa lưới cho năng suất cao:
- Khi cây ra 5-6 lá thật bắt dây nylong cho cây leo
- Tỉa hết các chồi từ lá thứ nhất đến lá thứ 7.
- Đến lá thứ 8 tới lá thứ 12 phải để các chồi đó lại nuôi trái.
- Sau khi ra hoa cái cần phải thụ phấn trong vòng 2-3 ngày để cây có thể thụ phấn tốt nhất. Nếu số lượng ít có thể thụ phấn bằng tay, nhiều thì có thể dùng ong hỗ trợ thụ phấn
- Khi cây lớn được 22-25 lá thì ngắt ngọn để cây tập trung nuôi quả.
Nếu cây đậu nhiều quả cần phải tiến hành lựa chọn tỉa bỏ chỉ nên để lại 1 quả cho 1 cây. Giai đoạn trái lớn cần dùng dây treo trái để tránh sức nặng của trái làm gãy nhánh. Từ lúc đậu quả cho tới thu hoạch khoảng 1 tháng cần phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cây và chú ý phòng ngừa một số bệnh hại.
6. Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây dưa lưới bằng các biện pháp sinh học
Bọ trĩ, dòi đục lá, nhện đỏ, nhện 2 chấm, rầy trắng là các loại sâu bệnh phổ biến gây hại dưa lưới. Bạn cần thường xuyên kiểm tra lá để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Khi có biểu hiện sâu bọ tấn công, nên phòng trừ bằng các loại thuốc có gốc sinh học an toàn như Brightin 4.0, Thiamax 25WG, Nilmite 550SC. Ngoài ra, dưa lưới cũng dễ mắc các bệnh sương mai, héo xanh, thán thư. Các loại thuốc có gốc sinh học giúp điều trị hiệu quả và an toàn bạn có thể sử dụng gồm có Norshield 86.2WG, Eddy 72WP, Agrilife 100SL, Envio 250SC…
7. Thời gian thu hoạch dưa lưới
Dưa lưới chín khoảng 65-75 ngày tùy theo từng loại giống. Khi chín dưa phải có màu trắng ngà hay màu vàng, gân lưới phải xuất hiện rõ ràng, cuốn nứt xung quanh. Trước khi thu hoạch phải ngưng nước 5-7 ngày để tạo độ ngọt cho dưa.
Với sự trợ giúp của bộ sản phẩm phân bón dinh dưỡng thủy canh Hợp Trí Hydro Melon và kỹ sư nông nghiệp tư vấn miễn phí, các hộ gia đình có thể dễ dàng có được 1 giàn dưa lưới ngon sạch ngay tại nhà mình.