Thứ năm, 25 Tháng 7 2019 16:15

Sốt xuất huyết tăng, cách nào phòng chống bệnh?

Lê Thị Thanh Bình: Tại các khu vực chứa nước như bình hoa, bể hay lu chứa nước, có loại sản phẩm nào phù hợp để diệt lăng quăng thay cho việc thả cá hay không?

Chuyên gia Hợp Trí: Chế phẩm AquaStrike VCF rất phù hợp để diệt bọ gậy, lăng quăng tại các vật dụng chứa nước sử dụng trong gia đình như bình hoa, bể/ lu chứa nước, bát nước kê chân chạn, khay nước điều hòa, tủ lạnh và các dụng cụ khác như chai lọ, hốc cây cảnh. Hoạt chất PDMS trong chế phẩm AquaSTrike VCF được sử dụng phổ biến trong thực phẩm, mỹ phẩm, nước uống… Do đó sản phẩm rất rất an toàn và hiệu lực kéo dài, có thể sử dụng cho cả các bể/ hồ có nuôi động/ thực vật thủy sinh, nước sinh hoạt.

 

Lê Trang: Nhà tôi có con nhỏ, không thể dùng thuốc phun muỗi, xin hỏi có cách nào khác không? Xin cảm ơn!

Chuyên gia Hợp Trí: Vào mỗi đợt cao điểm dịch sốt xuất huyết, cán bộ y tế dự phòng hoặc ban quản lý các tòa nhà chung cư sẽ tiến hành phun hóa chất diệt muỗi tại nhà và các khu vực lân cận nhằm ngăn ngừa dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát. Để thực hiện chiến dịch phòng chống dịch bệnh có hiệu quả, đòi hỏi mọi người, mọi nhà đều đồng lòng phối hợp thực hiện công tác diệt muỗi. Đối với trường hợp gia đình có con nhỏ, cần tránh khỏi nơi phun trong khoảng thời gian 60 phút. Ngoài ra, cư dân cũng có thể đặt dịch vụ phun diệt muỗi với sản phẩm Permecide 50EC của Hợp Trí. Bên cạnh đó, người dân cũng lưu ý diệt bọ gậy, lăng quăng với sản phẩm AquaStrike VCF rất hiệu quả và an toàn, phù hợp cho cả nguồn nước sinh hoạt trong gia đình (như bể chứa nước). Tiến hành diệt muỗi với sản phẩm Fendona bằng cách phun lên các bề mặt trơ như gạch, gỗ, xi măng…với hiệu lựu kéo dài 4 tháng sẽ giúp diệt muỗi lâu hơn dù chỉ phun một lần. Fendona không mùi và rất an toàn khi sử dụng trong các gia đình có trẻ em. Điều quan trọng cần lưu ý đó là công tác diệt muỗi, bọ gậy, lăng quăng cần được tiến hành định kỳ và thường xuyên, không được lơ là chủ quan vì hiện nay dịch bệnh diễn tiến quanh năm chứ không còn theo mùa như trước đây.

 

Nguyễn Ngọc Thạch: Tôi xin hỏi mương vũng có lăng quăng thì làm sao để tiêu diệt chúng rắc vôi được không?

Chuyên gia Hợp Trí: Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết thường đẻ ở nơi nước sạch tại các dụng cụ chứa nước sinh hoạt trong nhà như lọ hoa, bể/ lu chứa nước, bát nước kê chân chạn, khay nước điều hòa, tủ lạnh… vì vậy để phòng bệnh sốt xuất huyết thì bạn cần chú ý diệt lăng quăng bọ gậy ở những dụng cụ chứa nước kể trên. Đối với muỗi sống ở mương, rãnh có thể là muỗi truyền bệnh sốt rét, viêm não hoặc không truyền bệnh, không phải là muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Mương rãnh có 2 loại, đối với loại mương có dòng chảy thì muỗi sẽ không đẻ trứng. Riêng đối với các mương, rãnh chứa nước để tưới cây hoặc mương rãnh nước tù đọng thì muỗi sẽ đẻ trứng. Do đó chúng ta nên diệt muỗi bằng cách sử dụng AquaStrike VCF với liều lượng 1ml cho 1 mét vuông diện tích, vừa hiệu quả, an toàn lại rất tiện lợi.

 

Nguyễn Văn Khỏe: Theo tôi tìm hiêu về cách diệt loăng quăng hiện nay không hiệu quả, vậy người dân muốn hiến kế để giúp diệt muỗi và bọ gậy hiệu quả hơn thì liên hệ với ai?

Chuyên gia Hợp Trí: Việc diệt bọ gậy, lăng quăng muốn đạt được hiệu quả cao cần được theo dõi thường xuyên và áp dụng triệt để các biện pháp khuyến nghị của Bộ Y Tế như dùng các tác nhân sinh học như cá, các động vật giáp xác hoặc dùng hóa chất ức chế, diệt lăng quăng hoặc dùng các biện pháp cơ học khác như: đổ hoặc lật úp các dụng cụ chứa nước chứa loăng quăng, đậy kín các dụng cụ chứa nước sinh hoạt. Người dân có thể sử dụng chế phẩm AquaSTrike VCF để sử dụng diệt bọ gậy, lăng quăng. Sản phẩm đạt hiệu lực đến 1 tháng với liều lượng rất ít chỉ 1ml/ 1 m2 và đạt hiệu lực cao. Đặc biệt sản phẩm rất an toàn với hoạt chất PDMS hoạt động theo cơ chế vật lý, gây bít đường thở của ấu trùng muỗi mà không làm ảnh hưởng đến các động/thực vật thủy sinh, sản phẩm có thể sử dụng đối với nước sinh hoạt trong gia đình.

 

Nguyễn Văn Sơn: Tại các vùng sốt xuất huyết đang nóng, người dân cần làm những gì để chống dịch? Việc phun muỗi bằng các bình diệt muỗi cá nhân có hiệu quả hay không, có lo ngại muỗi kháng thuốc không?

Chuyên gia Hợp Trí: Các bình diệt muỗi cá nhân hiện nay chỉ có hiệu quả tức thì với muỗi bị xịt thuốc và hiện nay cũng đã ghi nhận tình trạng muỗi kháng thuốc.
Do đó, để phòng chống dịch bệnh hiệu quả, người dân cần lưu ý áp dụng toàn diện các biện pháp khuyến nghị của Bộ Y Tế như giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, lật úp hoặc đậy kín các vật dụng chứa nước mưa. Ngoài ra, người dân có thể sử dụng bộ giải pháp “AquaStrike – Permecide – Fendona” giúp phòng chống dịch bệnh Sốt xuất huyết hiệu quả.

 

Lê Văn Hải: Hà Nội vừa trải qua một vụ dịch sốt xuất huyết rất lớn năm 2016-2017, năm nay dịch lại xuất hiện. Các biện pháp chống dịch đã làm có hiệu quả gì không? Những biện pháp áp dụng mùa dịch trước còn thực hiện không hay mùa dịch qua rồi thì thôi?

Chuyên gia Hợp Trí: Hiện nay do bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh nên biện pháp hữu hiệu nhất là diệt muỗi, diệt lăng quăng và phòng tránh muỗi đốt. Biện pháp này cần được người dân thực hiện thường xuyên, toàn diện và đạt hiệu quả trong tất cả mọi năm. Bộ giải pháp “AquaStrike – Permecide – Fendona” giúp diệt trọn vòng đời sinh sống muỗi từ bọ gậy, lăng quăng đến muỗi trong và xung quanh nhà, giúp phòng chống hiệu quả dịch bệnh sốt xuất huyết.

 

Hải Triều: Phun thuốc diệt muỗi được xem là một cách ngăn SXH, nhưng thuốc cũng gây ảnh hưởng sức khỏe vì là hóa chất. Vậy nên phun thuốc như thế nào cho đúng và hiệu quả?

Chuyên gia Hợp Trí: Phương pháp phun hóa chất diệt muỗi để phòng sốt xuất huyết là phun không gian, các hạt hóa chất sẽ bay lơ lửng trong không khí và sẽ rơi hết xuống đất trong vòng khoảng 3 giờ đồng hồ. Biện pháp phun này tương đối an toàn, tuy nhiên nếu bị nhiễm số lượng lớn hóa chất thì cũng có thể có những tác dụng không mong muốn.

Vì vậy để đảm bảo an toàn khi phun thuốc diệt muỗi thì cần thực hiện các biện pháp sau:

  1. Lưu ý chỉ sử dụng sản phẩm an toàn và nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y Tế, trong đó có sản phẩm Permecide 50EC.
  2. Đối với người đi phun cần phải có trang phục bảo vệ cá nhân, đeo mũ, khẩu trang, kính, găng tay chuyên dụng
  3. Đối với hộ gia đình, thì cần di chuyển các vật nuôi ra xa nhà, thu dọn và đậy kín các dụng cụ sinh hoạt, chế biến thực phẩm, đồ ăn uống, đóng các cửa sổ và cửa ra vào trong khi phun. Mọi người chỉ vào nhà ít nhất 60 phút sau phun.
  4. Nếu có biểu hiện của tác dụng không mong muốn như ho, hắt hơi, đau mắt, lợm giọng thì cần rửa bằng nước sạch, nếu không đỡ thì đến cơ sở y tế để được chăm sóc.

 

Nguyễn Thị Thanh Vân: Xin tư vấn hướng dẫn cách phòng, chống sốt xuất huyết hiệu quả, triệt để ở nơi người dân nuôi trồng dâu, nuôi tằm ?

Chuyên gia Hợp Trí: Để phòng trừ dịch bệnh sốt xuất huyết tại vườn dâu, bà con cần sử dụng sản phẩm Permecide 50EC phun không gian xung quanh vườn để diệt muỗi, ngoài ra bà con cần lưu ý lật úp hoặc loại bỏ các vật dụng tù đọng nước mưa quanh vườn, đậy kín các vật dụng chứa nước tưới cây hoặc sử dụng chế phẩm AquaStrike VCF để diệt bọ gậy, lăng quăng trong các bể chứa nước.

Người đại diện: HỒ NGỌC CƯỜNG

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0302900455

Ngày cấp: 05/05/2022

Nơi cấp: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư TP.HCM

Chủ sở hữu: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HỢP TRÍ

CHÍNH SÁCH BẢO MẬT THÔNG TIN

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI TINH HÓA

Địa chỉ: Lô A6 - A KCN Hiệp Phước, Xã Long Thới, Huyện Nhà Bè, Tp Hồ Chí Minh

Email: info@fichem.vn - ĐT: (028) 3780 0399 - Fax: (028) 3780 0401